Tìm Hiểu Về Trang Phục Áo Dài Truyền Thống Việt Nam Và Phụ Kiện Áo DàiÁo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sử; hoặc là đồng phục nữ sinh tại một số trường trung học cơ sở hay đại học; hoặc đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế. Trước đây, áo dài thường được mặc kết hợp cùng với nón quai thao, nón lá, hay là khăn đóng. Nhưng kiểu sơ khai nhất của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh. Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài Việt Nam. Chính do sự di cư của người Minh Hương mà chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài giao lãnh để tạo nét riêng cho dân tộc Việt. Từ "Áo dài" (ao dai /ˈaʊ ˌdʌɪ/) được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được giải thích là một loại trang phục của phụ nữ Việt Nam với thiết kế hai tà áo trước và sau dài chấm mắt cá chân che bên ngoài chiếc quần dài. Lịch sử Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765). Vào thời này, các văn bản tại Việt Nam dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm[3]. Một vài tài liệu quy kết việc ra đời của chiếc áo dài quốc phục là do những tham vọng riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong thành quốc gia riêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi, không phải với người khách trú mà với Bắc triều (trong quy định này đã có cả chỉ thị phụ nữ phải mặc quần hai ống). Năm 1744 cũng là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện của quần chân áo chít, bộ trang phục ban đầu áp dụng tại hai vùng Thuận Hóa, Quảng Nam, về sau được phổ biến rộng rãi trong toàn quốc, từng bước trở thành quốc phục của triều Nguyễn. Đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào có thể xác định chính chính xác lịch sử áo dài và thời điểm xuất hiện của áo dài. Theo nhận định cảm quan của người Trung Quốc thì áo dài xuất thân từ sườn xám nhưng sườn xám mới xuất hiện từ năm 1920 còn áo dài đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm. Sự xuất hiện của áo dài bắt nguồn từ áo giao lĩnh (năm 1744) – là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam. Áo giao lĩnh còn được gọi là áo đối lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót. Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Đây là kiểu áo cổ chéo gần giống với
Áo tứ thân. Kết Hợp Với Phụ Kiện Áo Dài vòng Cổ Nữ Đẹp Hình ảnh người phụ nữ Việt trong trang phục áo dài giao lĩnh được ghi lại ở tài liệu của Pháp. Áo giao lãnh được xem là nguyên gốc của áo dài Việt Nam xưa.Vào thời gian này, vua Nguyễn Phúc Khoát đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam. Miền bắc được cai quản bởi chúa Trịnh ở Hà Nội, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh, trang phục mang nét tương đồng với người Hán. Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa. Bộ váy này kết hợp giữa trang phục người Hán và Chămpa. Có thể đây là hình ảnh của bộ áo dài đầu tiên. Áo dài tứ thân (thế kỉ 17)
Mẫu áo dài tứ thân được lưu giữ tại bảo tàng phụ nữ Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu và những hiện vật tại các bảo tàng áo dài thì để tiện hơn trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ, chiếc áo giao lĩnh được may rời 2 tà trước để buộc vào với nhau, hai tà sau may liền lại thành vạt áo. Loại áo này thường may màu tối, được xem là chiếc áo mộc mạc, khiêm tốn mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của hai vợ chồng. Áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long)
Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long áo ngũ thân xuất hiện. Loại áo này thường được may thêm một tà nhỏ để tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội. Giai cấp quan lại quý tộc thường mặc áo ngũ thân để phân biệt với các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội. Áo có 4 vạt được may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo chính là vạt áo thứ 5. Kiểu áo này được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỉ XX.
Áo dài Lemur Kiểu áo này được cải biến từ áo ngũ thân do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Áo dài Lemur là tên được đặt theo tên tiếng Pháp của bà, áo chỉ có hai vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đât, áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ. Khuy áo được mở sang bên sườn nhằm nhấn thêm vẻ nữ tính, kiểu áo này thịnh hành đến 1943 thì bị lãng quên. Áo dài Lê Phổ Đây cũng là một sự kết hợp mới từ áo tứ thân, biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên được gọi là áo dài Lê Phổ. Bà đã thu gọn kích thước áo dài để ôm khít thân hình người phụ nữ Việt Nam, đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ. Nói cách khác, bà khiến nó trở nên gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn. Sau bốn năm phổ biến, ‘áo dài le mur’ được hoạ sĩ Lê Phổ đã bỏ hết những ảnh hưởng phương Tây và thay thế bằng những chi tiết từ áo tứ thân. Từ thời điểm này đến những năm 1950, phong cách áo dài Việt Nam đã trở nên vô cùng nổi tiếng trong truyền thống nước nhà.
Áo dài Raglan Áo dài Raglan còn gọi là áo dài giắc lăng, xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra. Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.
Những phụ kiện đi kèm với áo dài không thể thiếu .Nhiều người mặc áo dài mà không để ý đến các phụ kiện đi kèm. Thế nhưng điều này vô tình khiến bộ trang phục trở nên tối giản và kém sang. Vì thế, để luôn nổi bật trước đám đông và thu hút được mọi ánh nhìn bạn nên tham khảo một số loại phụ kiện áo dài sau. Mấn đội đầuMấn đội đầu chính là một trong những phụ kiện áo dài được nhiều người yêu thích. Nếu những chiếc khăn xếp khiến bạn cảm thấy nặng nề thì mấn vải mang đến cho bạn một cảm giác nhẹ nhàng và không nặng đầu. Ngày nay mấn đội đầu được thiết kế với nhiều kiểu dang khác nhau, điều bạn cần làm là lựa chọn cho mình một chiếc mấn phù hợp với màu sắc và thiết kế của áo dài. Phụ kiện này phù hợp với những mẫu áo dài cách tân thời thường. Bên cạnh đó, bạn nên búi tóc một cách đơn giản, gọn gàng, không quá cao hoặc quá thấp. Vòng cổVới những cô nàng thường xuyên diện áo dài chắc hẳn sẽ biết tầm quan trọng của những chiếc vòng cổ. Nó là phụ kiện đi kèm với áo dài giúp tôn lên vẻ sang trọng và thanh lịch, đặc biệt là những chiếc áo dài cổ tàu.
Vòng cổ là phụ kiện đi kèm với áo dài không thể thiếu Những chiếc vòng ôm sát phần cổ áo sẽ là phụ kiện cho áo dài cổ tròn giúp bạn trở nên trẻ trung hơn rất nhiều. Còn với những ưa thích sự giản dị, cổ điển thì có thể lựa chọn cho mình một chiếc kiềng bạc hoặc vàng đều rất phù hợp. Bạn có thể tìm mua các vòng cổ này tại các cửa hàng phụ kiện với mức giá phù hợp. Khuyên taiKhuyên tai chính là một trong những phụ kiện áo dài cổ thuyền không thể thiếu với bất cứ loại áo dài nào. Một đôi khuyên tai tuy nhỏ nhắn nhưng nó có tác dụng tạo ra sự duyên dáng và xinh đẹp cho bất cứ cô gái nào.
Khuyên tai giúp gương mặt của cô nàng trở nên tươi tắn hơn Để gương mặt trở nên bừng sáng, bạn nên lựa chọn những loại khuyên tai thích hợp với màu sắc và kiểu dáng của áo dài. Những đôi khuyên tai ngọc trai, đính đá chính phụ kiện đi kèm với áo dài phù hợp với nhiều dáng áo dài giúp bạn trở nên nổi bật. Không nên lựa chọn những loại khuyên tai hầm hố, cá tính nếu bạn không muốn người khác nói mình thiếu tinh tế.
Liên Hệ Đặt Hàng Mặt Dây Chuyền Đeo Cổ : Zalo 090.2277.552
|